Việc xin visa Ấn Độ không nhất thiết phải đến Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam để nộp hồ sơ mà bạn có thể xin visa Ấn Độ online ( trực tuyến qua mạng Internet ). Tùy thuộc vào lịch trình du lịch mà bạn lựa chọn hình thức xin visa Ấn Độ cho phù hợp. Bài viết sau Visa Tận Tâm sẽ hướng dẫn chi tiết cách xin visa Ấn Độ online (trực tuyến) 2022 .
Ấn Độ – đất nước rộng lớn hấp dẫn du khách Việt Nam bởi những nét văn hóa huyền bí, phương tiện di chuyển thuận lợi, chi phí du lịch thấp và đặc biệt là việc xin visa hết sức đơn giản và dễ dàng.
Các bạn cần chuẩn bị:
– Một ảnh chân dung: Định dạng JPEG, kích cỡ file nhỏ nhất là 10 KB, lớn nhất là 1 MB. Độ phân giải nhỏ nhất 350 x 350 pixels, nền trắng, không viền, được chụp gần ngày nộp đơn. Bạn có thể bị từ chối cấp visa nếu ảnh không rõ ràng.
– Một ảnh chụp hoặc scan hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng và 2 trang trống. Định dạng PDF. Kích cỡ file nhỏ nhất là 10 KB, lớn nhất là 300 KB. Chỉ cần trang có chứa các thông tin cá nhân như tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn…
Bước 1: Bạn truy cập website https://indianvisaonline.gov.in/visa/index.html, chọn e-Visa, kéo xuống cuối trang nhấn vào Apply online.
Bước 2: Điền thông tin
– Country: Chọn Việt Nam
– Indian Mission: Việt Nam – Hà Nội hoặc Việt Nam – HCM (Tùy nơi mình nộp gần nhất).
– Điền các thông tin của bạn và ngày dự định bay đến là ngày nào
– Visa Type và purpose: Tích chọn eTourist Visa. Sau đó, tích chọn mục đích chuyến đi của bạn:
– Nhập mã code hiện ra trên màn hình sau đó nhấn Continue.
– Surname (Họ): Ví dụ: PHAM CONG
– Given name/s (Tên): Ví dụ: MINH
– Gender (Giới tính): Male: Nam, Female: Nữ, Transgender: Người chuyển giới.
– Town/City of birth (Thành phố nơi sinh ra)
– Country of birth (Đất nước nơi sinh ra)
– Citizenship/National Id No. (Số chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân)
– Religion (Tôn giáo): Đa phần người Việt Nam không theo tôn giáo, chọn Others rồi điền None.
– Visible identification marks (Đặc điểm nhận dạng): Các bạn dịch đặc điểm nhận dạng trên chứng minh thư/thẻ căn cước sang tiếng Anh rồi điền vào form. Ví dụ: “Sẹo chấm gần tai trái” dịch là “Scar near left ear”.
– Educational qualification (Trình độ học vấn)
– Did you acquire nationality by birth or by naturalization? (Bạn có được quốc tịch bằng việc sinh ra tại đây hay do nhập tịch?): Đa phần chọn By Birth.
– Have you lived for at least two years in the country where you are appying visa? (Bạn đã từng sống ít nhất 2 năm ở đất nước mà bạn đang xin visa chưa?)
Điền chính xác thông tin hộ chiếu, bao gồm:
– Passport Number (Số hộ chiếu)
– Place of Issue (Nơi cấp)
– Date of Issue (Ngày cấp)
– Date of Expiry (Ngày hết hạn)
Ngoài ra, nếu bạn có hộ chiếu khác còn giá trị thì nhấn vào Yes và điền thông tin chi tiết. Còn nếu không, bạn chọn No.
Điền thông tin địa chỉ tạm trú, địa chỉ thường trú, mã Zip code tỉnh/thành phố, và số điện thoại. Ví dụ, mã Zip code của Hà Nội là 100000.
Chi tiết về Visa Ấn Độ:
– Places to be visited (Những nơi bạn dự định ghé thăm). Ví dụ: New Delhi, Agra, Varanasi.
– Expected port of exit from India (Cửa khẩu mà bạn sẽ rời khỏi Ấn Độ)
– Have you ever visited India before? (Bạn đã từng tới Ấn Độ trước đây chưa?). Nếu có thì điền thêm thông tin về visa trước.
– Has permission to visit or to extend stay in India previously been refused? (Bạn đã từng bị từ chối nhập cảnh hoặc gia hạn lưu trú tại Ấn Độ chưa?)
Các thông tin khác:
– Countries visited in last 10 years (Những đất nước bạn đã từng ghé thăm trong vòng 10 năm trở lại đây).
– Have you visited SAARC countries (except your own country) during last 3 years: Bạn đã từng ghé thăm các nước thuộc khối SAARC (trừ đất nước của bạn) trong vòng 3 năm trở lại đây chưa. Khối SAARC bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Maldives và Bhutan.
– Reference name in India: Thông tin người tham chiếu ở Ấn Độ. Bạn có thể điền thông tin khách sạn mà bạn sẽ lưu trú tại Ấn Độ.
– Reference name in Vietnam: Thông tin người tham chiếu ở Việt Nam.
Tải ảnh chân dung và hộ chiếu của bạn lên và thanh toán. Trang web sẽ cấp một mã số ID tương ứng với hồ sơ của bạn. Hãy ghi lại mã số này và bạn có thể dùng nó để kiểm tra tình trạng hồ sơ.
Bước 3: Thông thường một ngày sau khi nộp đơn, bạn sẽ nhận được email thông báo kết quả từ Đại sứ quán.
Bước 4: Bạn trình hộ chiếu và một bản sao email thông báo cho nhân viên xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Họ sẽ kiểm tra các đặc điểm nhận dạng và cấp visa cho bạn.
Một số thông tin thêm
– Visa điện tử (e-visa) chỉ được cấp 2 lần/năm, không gia hạn, không chuyển đổi, và không hợp lệ để ghé thăm các khu vực cấm. Nếu du lịch Ấn Độ từ 2 lần trở lên trong một năm, bạn phải nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán.
– Thời hạn xin visa trước ngày du lịch tối đa là 120 ngày và tối thiểu là 4 ngày.
Sau khi hoàn thành Đại sứ quán gửi e-visa về email cho bạn
Hy vọng những hướng dẫn trên đây sẽ giúp ích cho các bạn đang tìm hiểu Visa Ấn Độ. Nếu bạn không có nhiều thời gian, lo ngại xin visa không an toàn thì hãy tin tưởng vào dịch vụ trọn gói được cung cấp bởi Visa Tận Tâm. Visa Tận Tâm tự hào cung cấp dịch vụ làm visa chuyên nghiệp giá rẻ, uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp quý khách xin visa sớm nhất theo yêu cầu, cam kết tỷ lệ đỗ 99%, nếu không đỗ, sẽ hoàn trả lại toàn bộ chi phí cho quý vị.
Visa Tận Tâm làm visa chuyên nghiệp, giá rẻ, uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay
- Visa Tận Tâm là nơi cung cấp dịch vụ visa với nhiều năm kinh nghiệm nhân viên tư vấn, xử lý hồ sơ visa.
- Mối quan hệ đặc biệt với cơ quan có thẩm quyền như Cục Xuất Nhập Cảnh, Lãnh Sự Quán các nước.
- Tư vấn chọn giải pháp phù hợp với chi phí thấp nhất, giúp Khách hàng nhận được tối đa hóa lợi ích.
- Luôn luôn cập nhật thông tin mới nhất tới Quý khách trong quá trình soạn thảo, nộp hồ sơ và ngày trả kết quả.
- Khắc phục các điểm yếu của hồ sơ, củng cố điểm mạnh và luyện phỏng vấn chuyên nghiệp như Lãnh sự quán để tăng tỉ lệ đậu Visa.
- Tỉ lệ đậu Visa cao luôn nằm trong TOP của Lãnh Sự Quán.
- Nhân viên giao và nhận hồ sơ hoàn toàn miễn phí.